Covid-19: Thế giới sau sáu tháng vật lộn chống đại dịch

Lúc ban đầu, không mấy ai nghĩ nó sẽ nghiêm trọng đến thế.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói ông "hy vọng là nó sẽ không tác động gì nhiều" còn Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới tự tin rằng chúng ta "có cơ hội rất thực tế để ngăn chặn" nó.
Nhiều người tin rằng tình hình đang được kiểm soát, và rằng mọi thứ sẽ ổn.
Lần đầu tiên bệnh dịch được truyền hình nhà nước Trung Quốc chính thức nói tới là vào hôm 31/12.
Bản tin nói về một trận bùng phát bệnh viêm phổi lan nhanh tại thành phố Vũ Hán.
Chưa đầy sáu tháng sau, virus corona đã tràn ra khắp thế giới.
BBC điểm lại một số cột mốc đáng chú ý trong sáu tháng thế giới vật lộn với đại dịch covid-19.
Tháng Giêng: Virus corona tấn công dữ dội ở Trung Quốc
Ngày 11/1, truyền hình Trung Quốc đưa tin có hai bệnh nhân xuất viện trong đó một người tử vong. Tình hình bệnh dịch trở nên tồi tệ ở Vũ Hán.
Ngày 14/1, Maria Van Kerkhove từ WHO xác nhận căn bệnh viêm phổi đang hoành hành tại Vũ Hán là do một loại virus mới gây ra.
Chỉ ít hôm sau, vào ngày 20/1, giới chức y tế Trung Quốc xác nhận bệnh này lây lan từ người sang người.
Ngay hôm sau, 21/1, có bốn trường hợp nhiễm bệnh được báo cáo ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, WHO công bố.
Tuy nhiên, ngày 23/1, Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO nói bệnh dịch này chưa phải là tình trạng gây khẩn cấp toàn cầu.
Cùng ngày, Vũ Hán và các thành phố lân cận bị phong tỏa nghiêm ngặt.
Tính đến ngày 30/1, ở Hong Kong đã có 170 người tử vong.
Cùng ngày, Tổng giám đốc WHO "tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với y tế công quốc tế".
Tháng Hai: Các vụ lây nhiễm lan nhanh ra ngoài Trung Quốc
Ngày 2/2, ca tử vong đầu tiênbên ngoài Trung Quốc được báo cáo ở Philippines.
Ngày 10/2, tổng số các ca tử vong ở Trung Quốc đạt 1.000.
Ngày 11/2, WHO chính thức đặt tên cho căn bệnh mới là Covid-19. "Nếu chúng ta không hành động gấp, có thể sẽ có hậu quả nghiêm trọng," Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.
Ngày 13/2, Yoshiro Mori, Chủ tịch Ủy ban Olympics Tokyo 2020 vẫn hy vọng về khả năng tổ chức Thế Vận Hội.
Ngày 14/2, tại Pháp có ca tử vong đầu tiên do Covid-19, cũng là ca tử vong đầu tiên bên ngoài châu Á.
Ngày 26/2, Tổng thống Trump từ Nhà Trắng tuyên bố "rủi ro cho nhân dân Mỹ là rất thấp" nhờ những gì nước Mỹ đã làm để đối phó dịch bệnh
Ngày 27/2, Ả-rập Saudi ngưng cấp chiếu khán cho khách hành hương tới Mecca.
Ngày 29/2, ba hôm sau tuyên bố của ông Trump, nước Mỹ có ca tử vong đầu tiên do Covid-19.
Tháng Ba: Châu Âu trở thành tâm điểm bùng phát
Ngày 2/3, tại Brussels, Chủ tịch Ủy hội Châu u Ursula von der Leyen nói "mức nguy hiểm được tăng từ 'trung bình' lên 'cao'".
Ngày 14/3, Pháp và Tây Ban Nha tuyên bố phong tỏa toàn quốc.
Ngày 16/3, Brazil báo cáo có ca tử vong đầu tiên.
Ngày 18/3, tại Brasilia, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro trấn an dân chúng rằng tuy đây là vấn đề nghiêm trọng, "nhưng chúng ta không thể bước vào tình trạng hoảng loạn".
Bắc Kinh tuyên bố vào ngày 18/3, lần đầu tiên Trung Quốc không có ca lây nhiễm mới nào ở trong nước.
Ngày 23/3, người đứng đầu WHO nói đại dịch vẫn tăng rất nhanh trên toàn cầu.
Ngày 25/3, Chủ tịch Ủy ban Olympics Quốc tế tuyên bố hủy kỳ Thế Vận Hội Tokyo 2020.
Tháng Tư: Tỷ lệ tử vong toàn cầu tăng nhanh
Tính đến ngày 2-6/4, Tây Ban Nha và Mỹ có 10.000 ca tử vong.
Ngày 6/4, Thủ tướng Anh Boris Johnson phải vào khu hồi sức cấp cứu do Covid-19.
Tới lúc này, Anh và Pháp đã có 10.000 ca tử vong, Brazil có 1.000.
Tính đến ngày 7-11/4, hơn 100.000n người tử vong do virus corona.
Ngày 14/4, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trum tuyên bố ngưng cấp ngân khoản cho WHO.
Tháng Năm và tháng Sáu: Virus tấn công châu Mỹ Latin
Tính đến 8-9/5, số ca tử vong ở Italy đã lên tới 30.000, và ở Brazil là 10.000.
Tính đến 5/6, tổng số tử vong toàn cầu đạt 400.000.

Đến 7/6, số nạn nhân chết do Covid-19 ở ở Anh là hơn 40.000.
Tính đến 21-22/6, số người chết ở Brazil vượt quá 50.000, Mỹ, 120.000.
Đại dịch vẫn đang hoành hành dữ dội.
"Sau hơn ba tháng, thế giới có một triệu ca nhiễm bệnh đầu tiên," Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói hôm 22/6. "Một triệu ca nhiễm mới nhất được báo cáo chỉ trong tám ngày. Ảnh hưởng của nó sẽ còn kéo dài trong hàng thập niên nữa."
Tính đến những ngày cuối cùng của tháng Sáu, tổng số nạn nhân thiệt mạng vì Covid-19 trên toàn cầu đã vượt quá cột mốc 500.000.
Post a Comment